Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)
Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)

Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong lãnh thổ của một quốc gia trong một năm nhất định.[2] Các quốc gia được xếp hạng dựa trên các số liệu GDP danh nghĩa được ước tính bởi các tổ chức tài chính và thống kê tại từng quốc gia rồi được đổi sang Đô la Mỹ dựa theo tỷ giá hối đoái chính thức của chính phủ hoặc thị trường. GDP danh nghĩa không tính đến sự khác biệt về chi phí sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau đồng thời số liệu này có thể có sự biến động lớn giữa các năm do sự biến động của tỷ giá hối đoái đồng nội tệ so với đồng Đô la Mỹ.[3] Những biến động như vậy có thể làm thay đổi thứ hạng của một quốc gia từ năm này sang năm khác mặc dù mức sống của người dân tại quốc gia này không có sự thay đổi.[4]Sức mua tương đương (PPP) thường được dùng làm cơ sở để so sánh số của cải tạo ra được ở các quốc gia khác nhau do tiêu chí này có sự điều chỉnh về khác biệt giữa chi phí sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau. PPP gần như là loại bỏ được vấn đề tỷ giá hối đoái nhưng nó cũng có những hạn chế riêng; cụ thể tiêu chí này không phản ánh được giá trị sản lượng kinh tế trong thương mại quốc tế, không tính đến sự khác biệt về chất lượng hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia và đòi hỏi ước tính nhiều hơn so với GDP danh nghĩa.[5] Nhìn chung, số liệu PPP bình quân đầu người ít chênh lệch hơn so với số liệu GDP bình quân đầu người danh nghĩa.[6]Mặc dù thứ hạng của các nền kinh tế quốc gia đã thay đổi đáng kể theo thời gian, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí số một kể từ Thời đại Vàng son, đây là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước này đã có sự phát triển nhanh chóng mặt, vượt qua cả Đế quốc AnhNhà Thanh về tổng sản lượng.[7][8] Kể từ khi Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thông qua tư nhân hóa có kiểm soát và bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt,[9][10] xếp hạng của quốc gia này đã tăng từ vị trí thứ chín vào năm 1978, lên thứ hai vào năm 2016. Tăng trưởng kinh tế nhanh và tỷ trọng GDP danh nghĩa của Trung Quốc so với toàn cầu đã tăng từ 2% vào năm 1980 lên 15% vào năm 2016.[1][8] Tại những nước khác, Ấn Độ cũng đã trải qua một giai đoạn bùng nổ kinh tế kể từ khi thực hiện tự do hóa kinh tế vào đầu những năm 1990.[11]Bảng xếp hạng đầu tiên bao gồm các ước tính được biên soạn trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bảng xếp hạng thứ hai hiển thị dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và danh sách thứ ba bao gồm dữ liệu do Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc tổng hợp. Dữ liệu cuối cùng của IMF trong năm qua và ước tính cho năm hiện tại được công bố hai lần một năm vào tháng 4 và tháng 10. Các thực thể không có chủ quyền (thế giới, các lục địa, một vài các lãnh thổ hải ngoại phụ thuộc) và các quốc gia được quốc tế công nhận hạn chế (gồm có Kosovo, Nhà nước PalestineĐài Loan) được đưa vào danh sách khi chúng xuất hiện trong các nguồn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) http://economics.about.com/cs/money/a/purchasingpo... http://fortune.com/2014/10/05/most-powerful-econom... http://www.investopedia.com/ask/answers/199.asp http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/basics/g... http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/basics/p... http://www.nber.org/papers/w10376.pdf http://unstats.un.org/unsd/snaama/dnltransfer.asp?... http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD... https://books.google.com/books?id=cPa9CwAAQBAJ https://books.google.com/books?id=mDS0GW7FH_0C